Nội dung chính
1. Giới thiệu Giáo trình Em An Toàn Hơn Cùng Google.
Trong chương trình tin học tiểu học có đề cập đến ứng xử trên không gian mạng cho các bạn học sinh, tuy nhiên các phần kiến thức ở các giáo trình là khác nhau và chỉ có Luyện tập tin học cùng IC3 Spark là đề cập tương đối đầy đủ. Mới đây hãng Google vừa mới tung ra bộ tài liệu giúp trẻ thám hiểm thế giới trực tuyến một cách tự tin và an toàn.
Bên cạnh phần tài liệu dành cho giáo viên chương trình em an toàn hơn cùng Google gọi tắt là Be Internet Awesome còn mang đến trải nghiệm vừa học vừa chơi qua website Interland (beinternetawesome.withgoogle.com)
Tại đây các bạn học sinh được trải nghiệm thông qua 4 phần chính:
- Ứng xử tử tế trên không gian mạng.
- Nhận biết, tránh các cạm bẫy, lừa đảo trên mạng
- Cẩn thận khi chia sẻ thông tin.
- Bảo mật thông tin.
Lưu ý website tải hơi chậm các bạn phải đợi một lát để chơi.
2. Nội dung chính trong Giáo trình Em An Toàn Hơn Cùng Google:
- Tư duy tích cực và đánh giá được nội dung của các trang web, email và các nội dung trực tuyến
khác. - Bảo vệ các em khỏi các mối đe doạ trực tuyến, bao gồm bắt nạt và lừa đảo.
- Chia sẻ một cách thông minh: cái gì, khi nào, như thế nào và với ai.
- Tử tế và tôn trọng người khác trên mạng, bao gồm cả việc tôn trọng quyền riêng tư của họ.
- Tìm kiếm trợ giúp của cha mẹ hoặc người nào có thể tin tưởng khi gặp khó khăn.
3. Chi tiết nội dung chính trong tài liệu dành cho giáo viên.
Chương 01: Dùng Internet Thông Minh – Chia sẻ cẩn thận.
Bài 1: Khi nào không nên chia sẻ thông tin
Bài 2: Giữ bí mật
Bài 3: Em không có ý như vậy!
Bài 4: Chọn lọc nội dung
Bài 5: Người này là ai vậy?
Bài 6: Mọi người nhìn nhận chúng ta như thế nào trên mạng?
Bài 7: Trò chơi Interland: Đỉnh núi thận trọng
Chương 02: Dùng Internet Tỉnh Táo – Đừng rơi vào cạm bẫy.
Bài 1: Cửa sổ thông báo xuất hiện, hành vi giả mạo danh tính và các hình thức lừa đảo khác
Bài 2: Ai đang “nói chuyện” với tôi?
Bài 3: Có đúng vậy không?
Bài 4: Phát hiện thông tin không đáng tin cậy trên mạng
Bài 5: Nếu chúng ta là công cụ tìm kiếm
Bài 6: Thực hành tìm kiếm trên Internet
Bài 7: Trò chơi Interland: Dòng sông thực tại
Chương 03: Dùng Internet mạnh mẽ – Bảo vệ bí mật.
Bài 1: Nhưng em đâu có làm việc đó!
Bài 2: Cách tạo mật khẩu mạnh
Bài 3: Giữ bí mật
Bài 4: Trò chơi Interland: Tháp kho báu
Chương 04: Dùng Internet Tử Tế- Tử tế thật tuyệt
Bài 1.1: Để ý đến cảm xúc
Bài 1.2: Thực hành sự đồng cảm
Bài 2.1: Kế hoạch tử tế
Bài 2.2: Cách thể hiện sự tử tế
Bài 3: Từ tiêu cực sang tử tế
Bài 4: Tìm hiểu về giọng điệu
Bài 5: Sức mạnh của từ ngữ đối với hình ảnh
Bài 6: Trò chơi Interland: Vương quốc tốt bụng
Chương 05: Dùng Internet Can Đảm – Khi nghi ngờ, đừng ngại lên tiếng
Bài 1: Thế nào là dũng cảm?
Bài 2: Từ người chứng kiến trở thành người trợ giúp
Bài 3: Luôn có các lựa chọn cho người trợ giúp!
Bài 4.1: Nên làm gì khi gặp phải nội dung gây khó chịu?
Bài 4.2: Nên làm gì khi gặp phải nội dung gây khó chịu trên mạng?
Bài 5.1: Việc cần làm khi bắt gặp nội dung ác ý trên thiết bị điện tử
Bài 5.2: Cách ứng phó với hành vi ác ý trên mạng
Bài 6: Khi nào nên nhờ trợ giúp
Bài 7: Báo cáo nội dung trên mạng
Tải file Em An Toàn Hơn Cùng Google.
Tài liệu tham khảo thêm cho giáo viên
Chúng tôi nghĩ rằng trong thời buổi công nghệ 4.0 và đặc biệt là tình hình dịch bệnh phức tạp cộng với việc học online nhiều như hiện tại, việc tiếp xúc của trẻ nhỏ với không gian mạng tiềm ẩn những nguy cơ rất cao. Các bậc phụ huynh và giáo viên nên tìm hiểu các hướng dẫn trên để định hướng con và học sinh của mình tránh được những nguy hại trên mạng và trở thành người công dân tốt trên môi trường mạng.