Mọi vấn đề mà bạn hoặc tôi có (rất nhiều, cả lớn và nhỏ), đều đâm chồi từ một loại hạt giống mang tên “nỗi sợ hãi”.
Đối với một số người, điều đó có vẻ rất hiển nhiên: câu hỏi đặt ra làm sao để đánh tan những nỗi sợ hãi. Đối với một số người khác, mọi chuyện lại không như vậy: tại sao những vấn đề về tài chính, những mối quan hệ hay sự trì trệ của tôi lại liên quan đến nỗi sợ?
Đầu tiên để giải thích vì sao: hãy nghĩ đến mỗi vấn đề bạn có, và nghĩ xem tại sao bạn lại vướng phải chúng. Hoặc vì sao bạn không thể xử lí chúng.
Nội dung chính
Một số ví dụ cụ thể như sau:
- Sự trì trệ: có thể bạn sợ phải thất bại, hoặc không thoải mái khi làm một việc gì đó khó khăn, hoặc bạn sợ bỏ lỡ một điều gì đó quan trọng (đó lí giải tại sao bạn lại kiểm tra hộp thư điện tử và mọi thông báo trên mạng xã hội thay vì tập trung làm những công việc khó khăn đó).
- Nợ nần: có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng thường bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn có thể kiếm ra do thói quen mua sắm, hoặc sợ phải bỏ đi những thứ vốn thường làm bạn cảm thấy thoải mái. Thói quen mua sắm có thể là do quá lo âu (sợ điều bạn muốn sẽ không xảy ra) hoặc sự cô đơn (sợ bản thân bạn không đủ tốt) hoặc muốn cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn (sợ bản thân mình chưa tốt). Bỏ đi những điều làm ta thoải mái (như cà phê buổi sáng ở Starbucks, hoặc một ngôi nhà đẹp, một chiếc xe xịn) có thể rất khó nếu bạn sợ thiếu thoải mái, sợ rằng bạn sẽ không ổn nếu thiếu đi những điều đó, sợ bị người khác phán xét, xem thường nếu không có nhà đẹp, xe đẹp, quần áo đẹp.
- Vấn đề trong những mối quan hệ: có thể có rất nhiều nguyên nhân tạo ra chúng (bao gồm những vấn đề xuất phát từ đối phương, cũng như những vấn đề từ chính bản thân bạn)… nhưng những nỗi sợ có thể gây ra những trục trặc trong mối quan hệ là sợ mất kiểm soát (khiến bạn muốn kiểm soát đối phương), sợ bạn không đủ tốt, sợ bị bỏ rơi và những vấn đề khác về lòng tin, sợ không được chấp nhận, sợ phải chấp nhận con người của đối phương (thực chất đây là nỗi sợ của vấn đề kiểm soát).
- Không thể tập thể dục: cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm: không có đủ thời gian (sợ phải từ bỏ thứ gì đó bạn đã quen làm), tập luyện khó khăn (sợ mất đi sự thoải mái), những thứ gây xao nhãng như TV và mạng Internet (sợ bỏ lỡ những thông tin, sợ mất đi sự thoải mái).
- Không thể thay đổi chế độ ăn kiêng: cũng tương tự như việc tập thể dục. Dù cũng có nhiều vấn đề về cảm xúc, trong trường hợp này những nỗi sợ đó tương tự như nhưng điều dẫn đến thói quen mua sắm và những vấn đề tài chính.
- Không làm được lĩnh vực mà bạn yêu thích: có thể bạn không biết bản thân mình muốn gì, nghĩa là bạn chưa dấn thân vào khám phá (sợ thất bại), hoặc bạn đã bỏ lỡ những cơ hội xung quanh mình (cũng là sợ thất bại), hoặc sợ bản thân mình chưa đủ tốt.
- Căng thẳng với công việc/học tập: bạn có nhiều thứ phải làm, nhưng số lượng của chúng không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn quá lo lắng về việc hoàn thành tất cả chúng, nghĩa là bạn có một lý tưởng hóa mọi việc (tôi sẽ hoàn thành tất cả chúng và đúng thời hạn, và tôi sẽ hoàn thành chúng một cách hoàn hảo) và bạn sợ rằng lý tưởng đó sẽ không thành hiện thực. Vậy nên nỗi sợ đó dựa trên một lý tưởng, nhưng lý tưởng thì cũng chỉ tồn tại trong điều kiện lý tưởng, nó không thực tế. Bạn sẽ không thể hoàn thành tất cả một cách hoàn hảo và đồng thời đúng thời hạn được. Chẳng ai làm được cả. Hãy chấp nhận sự thật, bạn sẽ hoàn thành được một số, với khả năng tốt nhất của bạn, và nếu bạn thất bại bạn sẽ học hỏi được từ thất bại của mình, đó chuyện bình thường trong thế giới này. Chẳng ai là hoàn hảo cả. Những điều lý tưởng không tồn tại.
Và hơn nữa. Tất thảy những vấn đề khác đa phần trong số đó thường là sự biểu thị tương tự như những ví dụ bên trên.
Sợ thất bại, sợ chưa đủ tốt, sợ mất kiểm soát, sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, sợ mất đi sự thoải mái, sợ bỏ lỡ, sợ rằng bản thân mình không ổn và cuộc sống của mình cụng không ổn, sợ rằng những điều lý tưởng sẽ không thành hiện thực.
Tất cả đều có thể gộp chung thành một nỗi sợ: đó là sợ bản thân mình không ổn, bản thân mình chưa đủ tốt. Đó là một kiểu thiếu niềm tin vào bản thân, vào một thời điểm nhất định
Vậy chúng ta nên làm gì Để thỏa hiệp với nỗi sợ
Tôi đã từng đặt tiêu đề cho mục này là “Cách để đánh bại nỗi sợ”, nhưng tôi nhận ra thế này: Như thế chúng ta sẽ nhìn nhận nỗi sợ như là kẻ thù, và phải đánh bại nó nếu không nó sẽ đánh bại ta.
Không phải vậy. Nỗi sợ là chính chúng ta. Chúng ta là những thực thể trong cái thể giới luôn mãi xoay đều này, đó mới là điều đáng sợ. Chúng ta e ngại với những thứ sẽ trở nên “bất ổn” trong sự thay đổi hỗn mang kia, rằng chúng ta sẽ thất bại, rằng chúng ta sẽ bị phán xét, và cuộc đời sẽ không còn tươi đẹp như nó vốn dĩ nữa.
Nỗi sợ là một phần trong chúng ta, và thế nên chúng ta không nên cố “tiêu diệt” nó. Nó không thể bị tiêu diệt, bởi vì dù chúng ta có thể xóa đi nỗi sợ đó ở một thời điểm nhất định, chúng ta vẫn có thể gặp lại nó vào một thời điểm khác. Trong suốt cuộc đời. Đó không phải là một thứ gì đó mà chúng ta có thể xóa sạch từ ngọn đến gốc – đó là một phần cơ bản của cuộc đời này.
Vậy chúng ta có thể làm gì?
- Chúng ta có thể nhận thức được nỗi sợ. Khi chúng ta đang vật lộn, đang hứng chịu từng ngày, hãy biết rằng nỗi sợ đang cản đường chúng ta. Hãy nhìn xem nỗi sợ đó là gì.
- Sau đó chúng ta có thể chấp nhận nỗi sợ. Đừng cảm thấy tệ hại vì chúng, đừng cố hủy hoại chúng, đừng ước rằng chúng sẽ biến mất. Đó là một phần của bạn. Đó là một phần của cuộc sống. Hãy chấp nhận chúng.
- Rồi chúng ta có thể thấy nỗi sợ gây tổn thương cho ta thế nào. Và hiểu được những tổn thương đó đã được “tự gây ra” ra sao. Cách để từ bỏ sự chịu đựng bằng việc từ bỏ đi nỗi sợ.
- Chúng ta có thể nghĩ về nỗi sợ một cách lí trí nhất. Hãy cho nó một ít khoảng trống trong tâm trí, cân nhắc về điều đó. Viễn cảnh tệ nhất có thể xảy ra là gì? Về cơ bản liệu bạn có ổn không? (câu trả lời đa phần sẽ là có – có thể cuộc sống sẽ không lí tưởng như bạn muốn, nhưng rồi bạn sẽ tìm ra cách xoay sở và sẽ ổn cả thôi).
- Chúng ta có thể trân trọng bản thân mình, và những giá trị thực của cuộc đời (những gì đáng và không đáng, nên và không nên). Hãy trân trọng bản thân, cũng như những người khác, và cả cuộc sống hiện tại. Chúng ta trân trọng những cơ hội mà thời điểm đó mang lại, hơn là sợ những thay đổi cùng lúc sẽ xảy đến với chúng ta. Ví dụ như, một sự mất mát là một cơ hội cho sự đổi mới, làm một việc gì đó khó khăn sẽ là cơ hội để tạo ra hoặc làm một thứ gì đó tốt cho cuộc đời, và thay đổi là cơ hội để học hỏi và trưởng thành hơn.
- Chúng ta có thể trở lại thời điểm hiện tại, và nhìn xem mọi thứ thực ra là đã hoàn hảo lắm rồi. Chẳng có gì là lý tưởng khi chúng ta nhìn nhận được thời khắc cụ thể này và chấp nhận nó như nó đã vốn dĩ từ lâu. Nếu không có lý tưởng hóa, sẽ không có nỗi sợ. Nếu chúng ta không lý tưởng hóa sự thành công, chúng ta sẽ không sợ phải thất bại. Nếu chúng ta không lý tưởng hóa con người mà chúng ta sẽ phải trở thành, chúng ta sẽ không sợ cảm thấy không đủ giỏi. Nếu chúng ta không lý tưởng hóa một người nào đó phải trở nên thế này thế nọ, chúng ta sẽ không phải bực tức với họ.
Đây là cả một quá trình của sự nhận thức, sự chấp nhận, nhìn thấu nỗi đau, tìm ra những điều đáng trân trọng, và tận hưởng một thời khắc mà không lý tưởng hóa nó.
Quy trình này có thể hoàn thành. Và sớm thôi, nổi sợ khác sẽ lại xuất hiện. Và chúng ta lại bắt đầu lại từ đầu.
Với sự rèn luyện, chúng ta có thể làm việc với những nỗi sợ gây ra những vấn đề của chúng ta. Chúng ta có thể chấp nhận nó mà không để nó “ngán chân” chúng ta trong cuộc đời. Và sự rèn luyện này, chúng ta có thể làm nhẹ bớt đi sự chịu đựng của mình, đó là một hành động thể hiện sự từ bi với bản thân.
Minh Nhiên – Theo stumbleupon