Chào các bạn, để giúp các bạn mới làm quen với ngôn ngữ lập trình pascal có thể hiểu được những lệnh cơ bản về pascal, hôm nay mình sẽ giới thiệu về các lệnh hay dùng trong pascal. Để biết cách sử dụng hay ví dụ một hàm nào đó với Turbo hay Borlan Pascal các bạn nên đọc help của nó.
Nội dung chính
1. Lệnh gán:
Cú pháp: <ten_bien>:=<bieu_thuc>;
Ví dụ: a:=5+4/3;
b:=c+d/e;
- Lưu ý:
+ Khi một giá trị được gán cho biến, nó sẽ thay thế giá trị trước đó của biến đã lưu.
+ Biểu thức ở bên phải và bên trái lệnh gán phải có cùng kiểu dữ liệu.
2. Lệnh đọc dữ liệu từ bàn phím.
Lệnh đọc dữ liệu là lệnh gán giá trị cho biến khi ta nhập từ bàn phím. Có 3 mẫu viết
• Read(Biến1, Biến2,…, BiếnN); {có thể dùng dấu cách hoặc phím enter để lần lượt nhập dữ liệu cho các biến}
• Readln(Biến1, Biến2,…, BiếnN); {phải dùng phím enter để lần lượt nhập dữ liệ cho các biến}
• Readln; {Bắt máy dừng lại chờ nhấp phím enter thường để làm dừng màn hình cho ta xem kết quả}
Lưu ý: Chúng ta không nên dùng lệnh read để nhập dữ liệu cho các biến mà nên nhập bằng lệnh readln vì khi nhập dữ liệu cho các biến bằng lệnh read có thể sẽ dẫn đến tình trạng trôi lệnh (tức là một số lệnh không được thực hiện).
3. Xuất dữ liệu ra màn hình:
• Write(Value1,Value2,…,ValueN); { viết các mục ra, con trỏ nằm ở cuối dòng}
• Writeln(Value1,Value2,…,ValueN); { viết các mục ra, con trỏ nằm ở đầu dòng tiếp theo}
• Writeln; { chỉ đưa con trỏ xuống dòng tiếp theo} trong đó: các value là các biến, hằng, giá trị hay chuỗi
ký tự (phải đặt trong cặp nháy đơn). {riêng dấu ‘ ta xuất bằng cách ghi 2 dấu ”}
- Viết có quy cách:
- Đối với kiểu số thực:
:<độ rộng>:<số chữ số thập phân>;
Ví dụ: write(a:4:5); - Đối với các kiểu dữ liệu khác:
:<độ rộng>;
Ví dụ: write(b:4);{với b là số nguyên}
Lưu ý: Khi số chữ số của biến nhiều hơn với độ rộng thì
số đó sẽ được xuất ra toàn bộ.
Ví dụ: b có giá trị là 12345.
Khi ta viết lệnh write(b:4);
12345
- Đối với kiểu số thực:
4. Một số lệnh và hàm thường gặp.
1. SYSTEM.
- write(): in ra màn hình liền sau kí tự cuối.
- writeln(): in xuống một hàng.
- read(): đọc biến.
- readln: dừng chương trình lại chờ bấm phím Enter.
2. Uses CRT.
-
- clrscr : xoá toàn bộ màn hình.
- textcolor(x) : in chữ màu, với x là mã màu có giá trị từ 0 đến 15 (16 màu) có thể dùng tên màu như red, blue, white….Nếu thêm +Blink vào thì chữ hiện ra sẽ có hiệu ứng chớp tắt (Xem ví dụ)
- textbackground(x) : tô màu cho màn hình, với x là mã màu có giá trị từ 0 đến 7.
-
- sound(Hz) : phát ra âm thanh với Hz là một con số, chỉ ngưng phát ra âm thanh khi gặp nosound;.
- delay(t) : t là thời gian, tính bằng ms .
- nosound : tắt âm thanh.
- windows(x1,y1,x2,y2) : thay đổi cửa sổ màn hình.
- highvideo : tăng độ sáng màn hình.
- lowvideo : giảm độ sáng màn hình.
- normvideo : màn hình trở lại chế độ sáng bình thường.
- gotoxy(x,y) : đưa con trỏ đến vị trí x,y trên màn hình.
- delline : xoá một dòng đang chứa con trỏ.
- clreol : xoá các ký tự từ vị trí con trỏ đến cuối mà không di chuyển vị trí con trỏ.
- insline : chèn thêm một dòng vào vị trí của con trỏ hiện hành.
- exit : thoát khỏi chương trình.
- textmode(co40) : tạo kiểu chữ lớn.
- randomize : khởi tạo chế độ ngẫu nhiên.
- move(var 1,var 2,n) : sao chép trong bộ nhớ một khối n byte từ biến Var 1 sang biến Var 2.
- halt : Ngưng thực hiện chương trình và trở về hệ điều hành.
- Abs(n) : Giá trị tuyệt đối.
- Arctan(x) : cho kết quả là hàm Arctan(x).
- Cos(x) : cho kết quả là cos(x).
- Exp(x) : hàm số mũ cơ số tự nhiên ex.
- Frac(x) : cho kết quả là phần thập phân của số x.
- int(x) : cho kết quả là phần nguyên của số thập phân x.
- ln(x) : Hàm logarit cơ số tự nhiên.
- sin(x) : cho kết quả là sin(x), với x tính bằng Radian.
- Sqr(x) : bình phương của số x.
- Sqrt(x) : cho kết quả là căn bậc hai của x.
- pred(x) : cho kết quả là số nguyên đứng trước số nguyên x.
- Suuc(x) : cho kết quả là số nguyên đứng sau số nguyên x.
- odd(x) : cho kết quả là true nếu x số lẻ, ngược lại là false.
- chr(x) : trả về một kí tự có vị trí là x trong bảng mã ASCII.
- Ord(x) : trả về một số thứ tự của kí tự x.
- round(n) : Làm tròn số thực n.
- Random(n) : cho một số ngẫu nhiên trong phạm vi n.
- upcase(n) : đổi kí tự chữ thường sang chữ hoa.
- assign(f,) : tạo file.
- rewrite(f) : khởi tạo.
- append(f) : chèn thêm dữ liệu cho file.
- close(f) : tắt file.
- erase(f) : xóa.
- rename() : đổi tên cho file.
- length(s) : cho kết quả là chiều dài của xâu.
- copy(s,a,b) : copy xâu.
- insert(s,a) : chèn thêm cho xâu.
- delete(s,a,b) : xoá xâu.
3. Unit GRAPH
-
- initgraph(a,b,) : khởi tạo chế độ đồ hoạ.
- closegraph; : tắt chế độ đồ hoạ.
- setcolor(x) : chọn màu.
- outtext() : in ra màn hình tại góc trên bên trái.
- outtextxy(x,y,); : in ra màn hình tại toạ độ màn hình.
- rectangle(x1,y1,x2,y2): vẽ hình chữ nhật.
- line(x1,y1,x2,y2) : vẽ đoạn thẳng.
- moveto(x,y) : lấy điểm xuất phát để vẽ đoạn thẳng.
- lineto(x,y) : lấy điểm kết thúc để vẽ doạn thảng.
- circle(x,y,n) : vẽ đường tròn.
- ellipse(x,y,o1,o2,a,b): vẽ hình elip.
- floodfill(a,b,n) : tô màu cho hình.
- getfillpattern(x) : tạo biến để tô.
- setfillpattern(x,a) : chọn màu để tô.
- cleardevice; : xoá toàn bộ màn hình.
- settextstyle(n,a,b) : chọn kiểu chữ.
- bar(a,b,c,d) : vẽ thanh.
- bar3d(a,b,c,d,n,h) : vẽ hộp.
- arc(a,b,c,d,e) : vẽ cung tròn.
- setbkcolor(n) : tô màu nền.
- putpixel(x,y,n) : vẽ điểm.
- setfillstyle(a,b) : tạo nền cho màn hình.
- setlinestyle(a,b,c) : chọn kiểu đoạn thẳng.
- getmem(p,1) : chuyển biến để nhớ dữ liệu.
- getimage(x1,y1,x2,y2,p): nhớ các hình vẽ trên vùng cửa sổ xác định.
- putimage(x,y,p,n) : in ra màn hình các hình vừa nhớ. …
4. Unit DOS
- getdate(y,m,d,t): lấy các dữ liệu về ngày trong bộ nhớ.
- gettime(h,m,s,hund): lấy các dữ liệu về giờ trong bộ nhớ.
- findnext(x): tìm kiếm tiếp.
- Findfirst($20,dirinfo): tìm kiếm. …
Mọi người ơi, tại sao trong turbo pascal em nhập dấu = không được
theo mình nhớ thì dấu = phải đi với : .vd: ‘i:=1’
cả phím ‘ này nữa
lệnh deline sao em dùng không được ạ
Trong bài viết thiếu 1 chữ l nên nó không chạy, bạn có thể xem ví dụ dưới đây.
Uses CRT;
Begin
Clrscr;
Write(‘Dong nay se bi xoa’);
Delay(5000);
Delline;
Readln
End.